Rối loạn tiền đình và đột quỵ có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự nhau, cần chẩn đoán phân biệt chính xác để điều trị kịp thời, hiệu quả. Vậy rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không, hay đột quỵ do rối loạn tiền đình có thực sự xảy ra, điều trị thế nào? Cùng Hoatk.com đi tìm hiểu chi tiết.
Rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không?
Rối loạn tiền đình không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ. Tuy nhiên, một số triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể gây nhầm lẫn với dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, đặc biệt là khi đột quỵ xảy ra ở hệ tuần hoàn sau của não.
Hội chứng tiền đình cấp tính (Acute Vestibular Syndrome – AVS) thường xảy ra với các biểu hiện như: chóng mặt đột ngột, buồn nôn, nôn mửa, mất thăng bằng. Trong một số trường hợp, những triệu chứng kể trên cũng có thể do đột quỵ vùng thân não hoặc tiểu não gây ra. Việc chẩn đoán phân biệt chính xác hai tình trạng này là rất quan trọng, tránh chậm trễ trong điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. (1)

Mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình và đột quỵ
Mặc dù rối loạn tiền đình chủ yếu liên quan đến tai trong và khả năng giữ thăng bằng, nhưng đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Theo thống kê, khoảng 25% các trường hợp nhồi máu hệ tuần hoàn sau, biểu hiện bằng hội chứng tiền đình đơn độc, thường liên quan đến tổn thương vùng tiểu não hoặc thân não. (2)
Ngoài ra, một số dạng rối loạn tiền đình, như đau nửa đầu tiền đình hoặc bệnh Meniere, cũng có thể liên quan đến các vấn đề mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và rối loạn tiền đình
Sau khi tìm hiểu rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không, người bệnh cần nắm các dấu hiệu nhận biết hai tình trạng này để phân biệt rõ: (3)
1. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Các triệu chứng rối loạn tiền đình chủ yếu xuất phát từ tình trạng mất chức năng của tai trong, thường không đi kèm với các dấu hiệu thần kinh khác. Dấu hiệu nhận biết gồm: (4)
- Chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng
- Mất thăng bằng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Khó tập trung hoặc rối loạn thị giác
- Nhạy cảm với chuyển động
2. Dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ thường xảy ra với các dấu hiệu nghiêm trọng như:
- Đột ngột bị tê yếu một bên cơ thể
- Nhầm lẫn hoặc khó nói
- Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Mất thăng bằng, chóng mặt hoặc khó đi lại
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
Lưu ý: Đột quỵ ở vùng phân bố tuần hoàn sau có thể chỉ biểu hiện với các triệu chứng tương tự như tiền đình. Do đó, tình trạng nguy hiểm này rất dễ gây nhầm lẫn với rối loạn tiền đình thông thường.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình dẫn đến đột quỵ không? Mặc dù rối loạn tiền đình không trực tiếp gây đột quỵ, nhưng những người mắc tình trạng này cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu của đột quỵ để kịp thời xử lý.
HINTS (Head-Impulse, Nystagmus, Test of Skew) là một phương pháp kiểm tra lâm sàng giúp phân biệt rối loạn tiền đình ngoại biên và đột quỵ thân não ở những trường hợp có triệu chứng hội chứng tiền đình cấp tính (AVS). Người bệnh nên đi kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, việc chủ động áp dụng các biện pháp sau cũng góp phần hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ ngay từ ban đầu:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học
- Tập thể dục thường xuyên
- Kiểm soát huyết áp ổn định
- Theo dõi và kiểm soát đường huyết ổn định nếu mắc bệnh tiểu đường
- Hạn chế uống rượu bia
- Tránh hút thuốc lá
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Quý khách vui lòng liên hệ:
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin góp phần giải đáp thắc mắc rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không, mối liên hệ giữa hai tình trạng này và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mặc dù không trực tiếp gây ra đột quỵ, nhưng các triệu chứng đột quỵ rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiền đình. Do đó, việc thăm khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ rối loạn tiền đình hoặc đột quỵ, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tư vấn.