Điếc bẩm sinh là tình trạng trẻ khi sinh ra đã mất thính lực một phần hoặc toàn bộ, do rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ quan thính giác, biến chứng khi sinh, nhiễm trùng hoặc mẹ sử dụng ma túy và rượu khi mang thai… Vậy điếc bẩm sinh có nói được không? các yếu tố ảnh hưởng và lưu ý?. Bài viết này, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Như Duy, Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải đáp thắc mắc liên quan đến điếc bẩm sinh.
Điếc bẩm sinh có nói được không?
Người bị điếc bẩm sinh vẫn có thể nói được. Người bị điếc bẩm sinh thường gặp khó khăn trong việc học nói vì khả năng nghe và nói có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, không phải ai bị điếc bẩm sinh cũng không thể nói được. Khả năng nói của người bị điếc bẩm sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ điếc, thời gian can thiệp, phương pháp giáo dục và môi trường hỗ trợ.
Tùy vào mức độ điếc, mặc dù có thể khó khăn hơn so với người bình thường nhưng người bị điếc hoàn toàn có thể nói được nếu can thiệp sớm và luyện tập thường xuyên. Bởi, điếc bẩm sinh không ảnh hưởng đến khí quản, thanh quản hoặc dây thanh – hệ thống tạo ra giọng nói. Vì vậy, không có bất kỳ hạn chế vật lý thực sự nào ngăn cản người điếc bẩm sinh trong việc nói.
Vậy thực sự người điếc bẩm sinh có nói được không? Câu trả lời là có, nhưng có thể có sự khác biệt với người bình thường. Hầu hết trường hợp, người điếc bẩm sinh không thể nói do não không có khả năng hiểu hoặc hình dung ra âm thanh nào để tạo ra chúng. Vì vậy, người điếc bẩm sinh về mặt kỹ thuật có thể học nói với phương pháp hỗ trợ giao tiếp và đủ sự đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, quá trình học nói sẽ mất nhiều thời gian.
Nếu phát hiện trẻ bị điếc bẩm sinh, cha mẹ nên cho trẻ đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử sớm, đồng thời áp dụng các phương pháp trị liệu ngôn ngữ để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp tốt nhất. (1)

Điếc bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng nói như thế nào?
Điếc bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng nói, vai trò của phản hồi thính giác trong quá trình tiếp thu lời nói, hình thành khả năng ngôn ngữ. Cụ thể:
- Thiếu đầu vào thính giác.
- Chậm tiếp thu ngôn ngữ.
- Khó khăn trong việc tạo ra âm thanh lời nói.
Vì sao người điếc bẩm sinh có thể nói được?
Người điếc bẩm sinh có thể nói được vì hệ thống thính giác và hệ thống tạo ra giọng nói tách biệt nhau, cụ thể:
Hệ thống thính giác là sự phối hợp hài hòa của một loạt các bộ phận phức tạp của của tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong) và hệ thần kinh thính giác giúp mang lại nhận thức về âm thanh. Sóng âm thanh truyền qua ống tai và làm màng nhĩ rung. Sự rung này sẽ được truyền đến các xương con ở tai giữa, qua ốc tai (khoan xoắn ốc ở tai trong được lót bằng các tế bào lông) làm tế bào lông rung và gửi thông điệp đến dây thần kinh thính giác (dây thần kinh kết nối tai với não). Bộ não sẽ nhận được thông tin và chuyển thành âm thanh.
Hệ thống tạo ra giọng nói là sự phối hợp của 3 hệ thống gồm:
- Hệ hô hấp dưới gồm phổi, lồng ngực, cơ ngực, cơ hoành và khí quản. Trước khi nói cơ thể hít không khí vào và bắt đầu nói khi thở ra. Chính luồng không khí này sẽ di chuyển lên khí quản và giữa các dây thanh âm để làm dây thanh âm rung, tạo ra âm thanh.
- Thanh quản là nơi âm thanh được tạo ra bởi các cơ quan trong vùng này và hai dây thanh âm. Khi thở, dây thanh mở ra để không khí lưu thông từ đường hô hấp trên vào khí quản và phổi. Khi nói, dây thanh đóng lại và khi bắt đầu thở ra, gây tăng áp lực làm dây thanh âm rung tạo ra sóng âm.
- Hệ thống cộng hưởng (đường thanh âm) gồm: họng, đường mũi, xoang và miệng sẽ làm sóng âm thanh giọng nói. Cộng hưởng giúp định hình và khuếch đại sóng âm. Độ dài và hình dạng của đường hô hấp như cấu trúc hoặc khoang mà sóng âm bật ra (như trước khuôn mặt, sau cổ họng…) cũng ảnh hưởng đến việc hình thành âm thanh.
Bản thân việc điếc bẩm sinh không ảnh hưởng gì đến hệ thống tạo ra giọng nói như khí quản, thanh quản hoặc dây thanh. Điều này có nghĩa là khi hệ thống thính giác tổn thương cũng sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tạo ra giọng nói.
Mặt khác, 2 hệ thống này vẫn có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong quá trình giao tiếp bằng lời nói. Bởi, hệ thống thính giác giúp cơ thể nghe, hiểu ngôn ngữ và gửi tín hiệu phản hồi phù hợp nhưng với người điếc không có các phản ứng thính giác này.
Vì vậy, người điếc bẩm sinh sẽ gặp khó khăn trong việc nói. Các trường hợp điếc nhẹ, điếc một bên… (bẩm sinh) ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ ít hơn. Tuy nhiên, nếu điếc bẩm sinh được phát hiện và điều trị kịp thời (giảm ảnh hưởng của điếc đến khả năng ngôn ngữ) kết hợp luyện tập nói thường xuyên có thể nói được.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói ở người điếc bẩm sinh
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói ở người điếc bẩm sinh, bao gồm:
- Mức độ mất thính lực.
- Độ tuổi bắt đầu can thiệp (giai đoạn quan trọng để tiếp thu ngôn ngữ)
- Hiệu quả của phương pháp điều trị.
- Động lực của người bệnh.
- Sự hỗ trợ và tham gia của gia đình.
- Sự tự tin và sẵn sàng sử dụng ngôn ngữ nói ở người bệnh.
- Vai trò của ngôn ngữ ký hiệu trong việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ nói.
- Nhấn mạnh việc phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Người nhà ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường ở khả năng nghe hãy đến gặp bác sĩ Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Hỗ trợ giao tiếp cho người bệnh điếc câm bẩm sinh
Một số phương pháp hỗ trợ giao tiếp cho người bệnh điếc bẩm sinh, bao gồm:
- Ngôn ngữ ký hiệu: phương pháp này sử dụng hình dạng bàn tay, nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt lời muốn nói, giao tiếp. Ngôn ngữ ký hiệu có từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp riêng. (2)
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ với chức năng dịch lời nói thành văn bản hoặc giọng đọc.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vùng Tai Mũi Họng. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước trên thế giới như Mỹ, Hàn, Nhật,… và phương pháp điều trị tiên tiến, Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM luôn mang đến cho người bệnh những dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và chi phí phù hợp.
Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chẩn đoán và phẫu thuật điều trị bệnh tai mũi họng chuyên sâu. Trung tâm luôn cam kết bảo mật thông tin tôn trọng quyền lợi, nguyện vọng, hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn người bệnh trong suốt quá trình khám và điều trị. Ngoài ra, để giải tỏa cảm xúc hoặc thắc mắc về bệnh tai mũi họng, người bệnh có thể tham gia group Hỏi đáp bác sĩ Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh.
Tất cả người điếc, dù bẩm sinh hay không, đều có thể tạo ra âm thanh bằng giọng nói của mình giống như người bình thường, trừ trường hợp bệnh gây điếc cũng gây tổn hại đến khả năng nói. Trường hợp này, người điếc thực sự câm về mặt thể chất. Thông qua bài điếc bẩm sinh có nói được không? Các yếu tố ảnh hưởng và lưu ý, người bệnh giải đáp được nỗi lo giao tiếp, kết nối với xã hội của bản thân và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, người điếc bẩm sinh gặp khó khăn trong việc học nói hơn vì trước đây chưa bao giờ nghe thấy âm thanh.