Đau đầu ù taicó thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý thần kinh nguy hiểm. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh để lại biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe.

đau đầu ù tai

Đau đầu ù tai là bệnh gì?

Đau đầu ù tai là triệu chứng thường gặp, có thể liên quan đến nhiều tình trạng rối loạn, bệnh lý khác nhau như: rối loạn tiền đình, dị dạng mạch máu não, tăng huyết áp, đột quỵ, chấn thương sọ não, bóc tách động mạch cảnh, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, chấn thương cột sống… Thông thường, tiền sử đau đầu là yếu tố nguy cơ lâm sàng dẫn đến chứng ù tai. Những người bị chứng đau đầu thường dễ bị ù tai hơn. Trong đó, triệu chứng phổ biến là đau nửa đầu. (1)

Ù tai là hiện tượng xuất hiện các âm thanh như tiếng ù, tiếng chuông, tiếng rít, tiếng vo ve… trong tai, không đến từ bên ngoài, chỉ có người bị ù tai mới nghe được. Âm thanh có thể liên tục hoặc ngắt quãng với cao độ và tiếng ồn khác nhau, tùy theo từng trường hợp.

đau đầu ù tai là bệnh gì
Đau đầu ù tai liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau

Triệu chứng bệnh đau đầu ù tai

Đau đầu ù tai thường xuất hiện với những triệu chứng da dạng như:. Cơn đau khởi phát từ vùng đầu, cảm giác như dao đâm/ đau âm ỉ/ đau khu trú… hoặc có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Triệu chứng đau đầu đi kèm với âm thanh lạ trong tai, nghe như tiếng ù, tiếng rít, vo ve nhưng không phải kích thích từ bên ngoài.

Ù tai được coi là triệu chứng kèm theo của đau đầu, có khả năng xảy ra trước, trong hoặc sau cơn đau đầu, có thể xuất hiện với tình trạng nôn mửa, co giật, sợ ánh sáng, sợ âm thanh, chóng mặt, giảm thính lực, sốt, rối loạn giấc ngủ

banner khai trương tâm anh quận 8 mb
triệu chứng ù tai đau đầu
Đau đầu ù tai dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi

Nguyên nhân ù tai đau đầu

Trong số các tình trạng đau đầu, chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng có mối quan hệ mật thiết với triệu chứng ù tai. Nguyên nhân thứ phát do chấn thương đầu, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, chấn thương cột sống, tác dụng phụ của thuốc, phơi nhiễm chất độc hại… Cụ thể như sau: (2)

1. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ trẻ và có xu hướng giảm dần theo tuổi tác, là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu của các ca khám ngoại trú hàng năm. Triệu chứng này thường kéo dài từ 4 – 72 giờ, cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau nửa đầu thường đi kèm một số dấu hiệu bất thường về vận động và cảm giác, có thể gây ù tai, chóng mặt, giảm thính lực, ù tai, buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh…

Cơ chế hình thành chứng đau nửa đầu chủ yếu là do mất cân bằng hormone, tác động di truyền, bệnh tim mạch, thần kinh, bệnh tự miễn… Biểu hiện cụ thể và mức độ nhức đầu ù tai có thể khác nhau ở mỗi trường hợp.

2. Tăng áp lực nội sọ vô căn

Đau đầu ù tai là triệu chứng thường gặp của bệnh tăng áp lực nội sọ vô căn, chủ yếu xuất hiện ở nữ giới bị béo phì. Tiếng ù tai có thể nhói hoặc theo từng nhịp. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn biến chứng mất thị lực.

banner 100 ca mổ não u tủy sống mb

3. Rối loạn tai do chấn thương

Tiếng ù tai lớn, đau tai kèm đau đầu dữ dội kéo dài trong nhiều giờ có thể là triệu chứng của chứng rối loạn tai do chấn thương.

4. Bệnh Meniere

Bệnh Meniere là một tình trạng rối loạn ở trong tai, thường gây ra triệu chứng đau đầu ù tai, chóng mắt và mất thính giác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau nửa đầu.

5. Đau đầu dạng căng thẳng

Đau đầu dạng căng thẳng rất phổ biến, xuất hiện ở khoảng 60 – 80% dân số. Triệu chứng dễ nhận thấy là cảm giác một dải áp lực xung quanh đầu, gây đau nhức âm ỉ, có thể lan dần xuống vùng cổ vai gáy. Nguyên nhân thường do lo lắng, căng thẳng và mất ngủ kéo dài, thường gặp ở người trẻ tuổi. Đau có thể xuất hiện từng cơn hoặc mạn tính.

Tình trạng này đôi khi đi kèm với ù tai, đau mắt và nhiều triệu chứng đáng lo ngại khác. Tùy thuộc vào tần suất cơn đau cũng như nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, như: uống thuốc kê đơn, không kê đơn, liệu pháp hành vi nhận thức…

6. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn chứa nhiều natri, chất phụ gia (như glutamate) hoặc sản phẩm phụ của quá trình phân hủy protein (như tyramine) cũng có thể là tác nhân gây đau đầu ù tai. Những thành phần này gây ra tình trạng mất nước, làm giảm nồng độ aldosterone trong huyết tương, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa nội dịch ở tai trong.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Việc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và một số loại thuốc điều trị khác có thể dẫn đến đau đầu, ù tai. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo, thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

8. Lạm dụng hoặc cai caffeine

Lạm dụng hoặc cai caffeine đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu. Thành phần này hoạt động theo cơ chế ngăn chặn các thụ thể adenosine và adenosine, giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào thần kinh bằng cách giải phóng chất dẫn truyền thần kinh. Do đó, uống đồ uống chứa caffeine giúp tăng cường sự tỉnh táo và hưng phấn. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc ngưng dùng đột ngột lại gây ra phản ứng ngược.

9. Rối loạn nhạy cảm trung ương (central sensitivity disorder phenomenon)

Ở những người bệnh bị rối loạn nhạy cảm trung ương, cơn đau nửa đầu có thể dẫn đến giảm thính lực tạm thời, ù tai do kích hoạt hạch sinh ba và thay đổi lưu lượng máu đến tai trong.

nguyên nhân đau đầu ù tai
Đau đầu ù tai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị đau đầu ù tai có nguy hiểm không?

Chứng đau đầu ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám, can thiệp y tế và điều trị kịp thời. Ngoài ra, triệu chứng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, gây khó chịu, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, stress, rối loạn cảm xúc, suy giảm nhận thức…

Cách chẩn đoán bệnh nhức đầu ù tai

Tùy vào mức độ, tần suất và vị trí đau đầu, ù tai, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp, có thể bao gồm: (3)

  • Xét nghiệm công thức máu, CRP, Procalcotonin… để kiểm tra tình trạng viêm
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI, chụp CT, chụp mạch số hóa xóa nền (xét nghiệm xâm lấn tối thiểu sử dụng tia X để thu thập hình ảnh mạch máu trong não).
  • Chọc dò tủy sống để xác định tình trạng chảy máu trong não hoặc sự xuất hiện của nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm…
  • Các xét nghiệm thính giác: Đo thính lực thuần âm, đo nhĩ lượng…
  • Kiểm tra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm

Cách điều trị tình trạng đau đầu ù tai

Tình trạng đau đầu ù tai thường có thể cải thiện thông qua các phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, có thể kể đến như: (4)

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Xây dựng thực đơn ít natri để làm tăng nồng độ aldosterone trong huyết tương, từ đó hỗ trợ điều hòa ổn định nội dịch ở tai trong. Ngoài ra, người bệnh cũng cần giảm lượng glutamate và tyramine trong chế độ ăn uống, kết hợp uống nhiều nước, tăng cường hydrat hóa, không nhịn đói, bổ sung magie, riboflavin để cải thiện sức khỏe.
  • Hạn chế các loại đồ uống gây ù tai nhức đầu: Không nên lạm dụng đồ uống nhiều caffeine và rượu.
  • Các phương pháp trị liệu: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp âm nhạc/ âm thanh, kéo giãn, xoa bóp…
  • Các liệu pháp dược lý: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc benzodiazepin… Lidocain cũng mang lại hiệu quả trong điều trị chứng ù tai nhưng không được sử dụng trên lâm sàng vì chỉ được tiêm qua đường tĩnh mạch, thời gian bán hủy ngắn và nhiều tác dụng phụ.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh: Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, quản lý tốt căng thẳng…
cải thiện nhức đầu ù tai
Xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng đau đầu ù tai

Cách phòng ngừa nhức đầu ù tai

Để phòng ngừa nhức đầu, ù tai mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp hữu ích sau đây: (5)

  • Bảo vệ tai khi làm việc trong môi trường nhà máy, công trường, phòng tập, rạp chiếu phim… bị ô nhiễm tiếng ồn
  • Sử dụng tai nghe với âm lượng vừa phải, không nên bật quá lớn
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì thành phần chứa nhiều natri, chất bảo quản…
  • Đảm bảo không gian làm việc thoải mái, dễ chịu, bật độ sáng màn hình vừa phải, giảm tiếp xúc với đèn huỳnh quang, ánh sáng xanh để tránh thần kinh nhạy cảm với ánh sáng gây đau đầu, ù tai.
  • Tập thể dục thường xuyên với tần suất phù hợp
  • Hạn chế uống đồ uống giàu caffeine, nếu đang có kế hoạch cai caffeine, nên cai từ từ để tránh gây ra cơn đau đầu, ù tai
  • Uống nhiều nước để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra ổn định
  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, duy trì lịch ngủ hợp lý đều đặn mỗi ngày, tránh ngủ trưa quá nhiều
  • Có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn cơn đau đầu xuất hiện

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào người bệnh nên đi khám sớm. Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp những dịch vụ thăm khám, chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng đau đầu ù tai. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được trang bị hệ thống máy móc tân tiến hàng đầu thế giới phục vụ tốt cho quá trình thăm khám, điều trị.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng đau đầu ù tai, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng người bệnh có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *