Polyp thanh quản là kết quả của chấn thương cấp tính hoặc kích ứng mạn tính. Người bệnh có polyp thanh quản thường xuất hiện triệu chứng như khàn giọng và khó thở. Phẫu thuật cắt polyp thanh quản sẽ khôi phục lại giọng nói và giảm tình trạng khó chịu. Vậy cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng gì? Bài viết này bác sĩ chuyên khoa I Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 giải đáp thắc mắc liên quan đến cắt polyp thanh quản.
Cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không?
Sau khi được chẩn đoán mắc polyp thanh quản, nhiều người bệnh lo lắng và thắc mắc “cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không?”. Không, hiện bác sĩ sử dụng phương pháp mổ nội soi vi phẫu thanh bằng ống nội soi thanh quản độ phân giải cao và bộ dụng cụ vi phẫu thanh quản Karl – Storz của Đức để cắt polyp nên không gây nguy hiểm, ít biến chứng. Để giải đáp điều này chi tiết hơn, người bệnh cần hiểu 2 vấn đề gồm cắt polyp thanh quản có ảnh hưởng không?; những rủi ro và biến chứng sau cắt polyp thanh quản? như sau:
1. Cắt polyp thanh quản có ảnh hưởng gì không?
Không, cắt polyp thanh quản hầu như ít ảnh hưởng sức khỏe nếu được điều trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ chỉ cắt trọn polyp thanh quản, cầm máu tại chỗ trong khoảng 30 phút và ít gây biến chứng. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi 24 giờ và được cho về nhà sau khi bác sĩ kiểm tra thấy sức khỏe đã ổn định. Giọng nói của người bệnh sẽ gần như hồi phục bình thường sau 1 tuần. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần đến tái khám để được bác sĩ nội soi kiểm tra thanh quản xem đã hết tổn thương polyp chưa. (1)
Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống nội soi và bộ vi phẫu thanh quản với độ phân giải cao và có thể phóng đại để quan sát vùng mổ và thao tác chuẩn, nhằm loại bỏ polyp chính xác, giảm thiểu thiệt hại ở cơ chế phát âm. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để cắt chính xác hơn.
Hơn nữa, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh được gây mê toàn thân để không cảm thấy đau. Đường thở của người bệnh cũng được bảo đảm bằng thông khí qua máy thở với ống nội khí quản. (2)

2. Những rủi ro và biến chứng sau cắt polyp thanh quản
Cắt polyp an toàn, hầu như ít xảy ra biến chứng nếu được bác sĩ khoa Tai Mũi Họng điều trị. Tuy nhiên, giống như mọi phương pháp phẫu thuật khác, cắt polyp thanh quản vẫn có thể xảy ra một số rủi ro và biến chứng sau điều trị, bao gồm:
- Cảm giác tê, ngứa ở lưỡi tạm thời.
- Vết sẹo nếp gấp thanh âm.
- Vấn đề về hô hấp.
- Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê.
- Nhiễm trùng.
- Chảy máu.
- Có thể tổn thương răng.
- Bị thương khớp giữa xương thái dương và xương hàm dưới (xương hàm) hoặc dây thần kinh ở bên lưỡi. (3)
- Tổn thương dây thần kinh có thể gây tê lưỡi tạm thời hoặc thay đổi cảm giác vị giác.
- Giọng nói không cải thiện hoặc có thể trở nên tệ hơn.
Như vậy, thông qua nội dung đã giải đáp 2 câu hỏi trên, người bệnh đã có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc “cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không?”. Người bệnh nếu cảm thấy mệt, xuất hiện triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với polyp nhỏ, người bệnh có thể cải thiện với liệu pháp giọng nói và sửa đổi hành vi. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng, cắt polyp thanh quản cần thực hiện để tránh gây thêm nhiều biến chứng.
Cách chăm sóc thay đổi lối sống sau khi phẫu thuật
Ngoài thông tin giải đáp thắc mắc “cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không?”, bài viết cũng sẽ gợi ý cho người bệnh một số cách chăm sóc thay đổi lối sống sau khi phẫu thuật, bao gồm:
Sau thủ thuật, người bệnh được theo dõi trong phòng hồi sức khoảng 1 giờ và sau đó được phép về nhà sau 24 giờ. Trong 48 giờ đầu tiên, người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế nói, hát.
- Uống nhiều nước.
- Tránh đồ uống làm khô hoặc kích ứng cổ họng như caffeine, rượu, soda,…
- Đặt máy tạo độ ẩm cạnh giường ngủ.
- Không hút thuốc.
Trong vài tuần đầu sau điều trị, người bệnh cần:
- Nói bình thường, không làm căng giọng (như nói to, hát,…).
- Tiếp tục uống nhiều nước.
- Tránh chất kích thích.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm.
- Tập liệu pháp giọng nói từ 4-6 tuần sau điều trị. (4)
- Báo ngay với bác sĩ nếu người bệnh cảm thấy mệt, xuất hiện dấu hiệu bất thường.
- Dùng đúng và đủ thuốc bác sĩ đã kê toa.

Việc chăm sóc thanh quản, thay đổi lối sống sau khi phẫu thuật cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị và nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy người bệnh ngoài mối quan tâm về “cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không?”, hãy tuân thủ đúng, đủ những cách chăm sóc bác sĩ đã đưa ra để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất có thể và ngừa biến chứng về sau.
Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vùng Tai Mũi Họng. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước trên thế giới như Mỹ, Hàn, Nhật,… và phương pháp điều trị tiên tiến. Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 luôn mang đến cho người bệnh những dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và chi phí phù hợp.
Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn chẩn đoán và phẫu thuật điều trị bệnh tai mũi họng chuyên sâu. Đồng thời, đơn vị này còn bảo mật thông tin tôn trọng quyền lợi, nguyện vọng, hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn người bệnh trong suốt quá trình khám và điều trị. Ngoài ra, để giải tỏa cảm xúc hoặc thắc mắc về bệnh tai mũi họng, người bệnh có thể tham gia group “Hỏi đáp bác sĩ Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh”.
Cắt polyp thanh quản thường không gây nguy hiểm, có thể xảy ra ít biến chứng như các cuộc phẫu thuật khác. Người bệnh hãy chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo việc điều trị an toàn, ít để lại biến chứng. Thông qua bài “cắt polyp thanh quản có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng gì không?”, người bệnh hiểu và yên tâm hơn với bệnh này. Đồng thời, người bệnh khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở cổ, giọng nói hoặc việc nuốt hãy đến ngay Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 để được bác sĩ khám, chẩn đoán và lên liệu trình điều trị kịp thời với tình trạng người bệnh.