Tình trạng câm xảy ra khi người bệnh không nói được, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, đây là một trong những mối quan tâm lớn trong lĩnh vực y khoa. Câm có thể do di truyền, rối loạn ngôn ngữ, tổn thương tai hoặc sọ não,… ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Thạc sĩ bác sĩ CKI Trương Tấn Phát, Trưởng Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh câm. Cùng Hoatk.com đi tìm hiểu chi tiết.

câm

Câm là gì?

Câm là tình trạng bất thường về giọng nói, người bệnh không thể nói được, hoàn toàn không thể giao tiếp bằng lời, gây khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với xã hội.

Bệnh câm không đơn thuần là một rối loạn đơn lẻ, thường đi kèm với các bệnh liên quan đến khả năng nhận thức, rối loạn sinh lý hoặc hành vi.

Câm có thể do bẩm sinh hoặc do các chấn thương, nhiễm trùng gây ảnh hưởng thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Dấu hiệu nhận biết bệnh câm

Bệnh câm thường có thể nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây. Tuy nhiên, cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:

  • Khó khăn trong việc giao tiếp, nói chuyện: Người câm gặp khó khăn trong việc phát âm rõ ràng, không thể nói được nên không thể diễn đạt rõ nét mong muốn, cảm xúc của họ.
  • Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ: Không có phản ứng khi người khác gọi tên hoặc khi có người nói chuyện với họ.
  • Dùng ngôn ngữ ký hiệu: Người bị câm thường dùng nét mặt, cử chỉ hoặc các phương pháp, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp, diễn đạt những gì họ mong muốn.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu nhận biết bệnh câm sớm thông qua những triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Không khóc, không cử động tay chân và không có phản ứng xuất hiện khi có những tiếng động lớn.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Không phân biệt được tiếng nói, không có tiếng nói.
  • Trẻ từ 5 đến 9 tháng tuổi: Trẻ bị câm không hiểu ý của người lớn, không có phản ứng hoặc làm theo khi người khác gọi.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tháng: Nếu phát triển bình thường, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ nói nhưng ở trẻ bị câm sẽ không có dấu hiệu này.

Nguyên nhân nào gây bệnh câm?

Câm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm nguyên nhân vật lý và tâm lý, cụ thể:

1. Nguyên nhân vật lý

  • Rối loạn thần kinh như tổn thương não, đột quỵ hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và phát âm. (1)
  • Tình trạng bệnh do bẩm sinh hoặc mắc phải như chứng tự kỷ, bệnh về thần kinh ảnh hưởng trực tiếp khả năng giao tiếp. (2)
  • Khuyết tật thể chất, có vấn đề về cấu trúc miệng, lưỡi, dây thanh,… ảnh hưởng đến việc nói. (3)
  • Khiếm khuyết khả năng nghe.

2. Nguyên nhân tâm lý

  • Chấn thương tâm lý do căng thẳng quá mức, trải qua những chuyện đau thương dẫn đến câm chọn lọc, người bệnh vẫn có khả năng nói nhưng lại không thể giao tiếp trong một số trường hợp nhất định.
  • Rối loạn tâm lý như rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn lo âu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
  • Lo lắng, sợ hãi do nhiều yếu tố xã hội khiến họ gặp khó khăn trong việc nói chuyện, giao tiếp.

Trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh câm?

Dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc bệnh câm:

  • Trẻ sinh non: Do tai chưa được phát triển đầy đủ nên có thể khó nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả giọng nói của mẹ, ảnh hưởng đến khả năng học ngôn ngữ của trẻ.
  • Viêm màng não: Bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây tổn thương các dây thần kinh sọ não trong đó có dây số VIII chi phối thính giác. Dùng kháng sinh có nguy cơ gây hại cho dây số VIII khiến trẻ có nguy cơ câm điếc.
  • Viêm tai giữa: Tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là 2 loại bệnh: viêm tai giữa cấp tính mủ và viêm tai giữa cấp tính hoại tử. Nếu được xử lý tốt, viêm tai giữa mủ được xử lý sẽ khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, viêm tai giữa hoại tử có thể để lại biến chứng khiến trẻ nhỏ bị điếc, lâu ngày có nguy cơ câm.
  • Mẹ bầu hút thuốc lá trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến điếc bẩm sinh và có nguy cơ câm từ lúc sinh ra.
  • Cho thai nhi nghe nhạc tần số cao, từ 120 dB trở lên có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh thính giác của trẻ. Ngoài ra, câm điếc bẩm sinh có thể xảy ra khi mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp,…
Trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh câm
Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa có thể gặp biến chứng điếc, lâu ngày có nguy cơ câm.

Bị câm có bị điếc không?

Không, câm có thể không bị điếc, nhiều người câm vẫn có khả năng nghe bình thường. Người mắc tình trạng câm có thể dùng các phương pháp giao tiếp khác như dùng ngôn ngữ ký hiệu, viết và đọc nhằm tương tác với người khác. Song song đó, một số người điếc vẫn có khả năng nói nếu họ có dùng các thiết bị trợ thính, không bị câm bẩm sinh.

Biện pháp chẩn đoán bệnh câm

Để chẩn đoán bệnh câm, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng để kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra các chức năng của cơ quan liên quan đến việc phát âm và xem xét yếu tố gia đình, các mốc phát triển ngôn ngữ.

Bệnh câm có chữa được không?

Câm do nhiều nguyên nhân khác nhau như bẩm sinh, chấn thương, mắc bệnh,… Bệnh câm có chữa được không phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Khả năng điều trị bệnh câm dựa vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của người bệnh.

Bệnh câm có chữa được không?
Người mắc bệnh câm có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp.

Phương pháp điều trị bệnh câm

Phương pháp điều trị bệnh câm phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, dưới đây là một số phương pháp:

  • Trị liệu ngôn ngữ: Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong trường hợp bệnh câm gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ hoặc phát âm. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi, điều trị cho người bệnh nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua các bài tập, kỹ thuật.
  • Dùng thiết bị hỗ trợ: Nếu câm liên quan đến các vấn đề thính giác, dùng thiết bị trợ thính có thể cải thiện khả năng nghe và giao tiếp.
  • Phương pháp giao tiếp thay thế: Nếu câm nhưng vẫn có khả năng hiểu ngôn ngữ, người bệnh có thể được khuyến khích dùng các phương pháp thay thế như máy tính hoặc ứng dụng giao tiếp.
  • Liệu pháp phục hồi chức năng: Nếu câm do chấn thương, đột quỵ, phục hồi chức năng có thể bao gồm các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng giao tiếp.
  • Điều trị bệnh: Nếu câm là triệu chứng của một số bệnh như khối u não, đột quỵ, rối loạn thần kinh, điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân mắc bệnh, bao gồm thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác.
  • Liệu pháp hỗ trợ tâm lý: Nếu bệnh câm xuất phát từ các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu,… người bệnh được khuyến khích gặp bác sĩ tâm lý để cải thiện tinh thần, hồi phục khả năng giao tiếp.
Phương pháp điều trị bệnh câm
Trị liệu ngôn ngữ nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua các bài tập, kỹ thuật.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh câm

Phòng ngừa bệnh câm bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, duy trì sức khỏe tổng quát. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh câm:

  • Kiểm tra, khám sàng lọc bằng các biện pháp sàng lọc nhằm chẩn đoán sớm để có thể can thiệp đối với dấu hiệu, triệu chứng bệnh câm.
  • Chăm sóc thai nhi và phụ nữ mang thai tốt, tránh các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi.
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh cần được theo dõi, chăm sóc sức khỏe và phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ.

Khám và điều trị bệnh câm tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 có đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp người bệnh khám, sàng lọc và điều trị bệnh câm. Đồng thời, với đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, người bệnh sẽ an tâm khi đến khám và điều trị bệnh câm nói riêng và các bệnh về Tai Mũi Họng, thính học, thanh học, tiền đình,…

Để đặt lịch khám và tư vấn tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 bạn có thể liên hệ:

Câm là bệnh mà không một ai mong muốn bản thân, người trong gia đình mắc phải vì tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nhận biết sớm các dấu hiệu để có biện pháp điều trị rất cần thiết. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *