Bị điếc tai hay còn gọi là giảm thính lực, xảy ra khi tai không có khả năng nghe tốt như bình thường. Điếc tai có thể nhẹ, vừa, trung bình – nặng, điếc nặng hoặc sâu, có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 tai. Vậy bị điếc tai có chữa được không? Có hết hoàn toàn không? Tìm hiểu trong bài viết bên dưới thông qua các chia sẻ từ thạc sĩ, bác sĩ CKI Trương Trí Tường, Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Bị điếc tai có chữa được không?
Bị điếc tai chữa được. Nhưng không phải trường hợp nào bị điếc tai cũng chữa được. Cho nên, trước khi kết luận bị điếc tai có chữa được được không bác sĩ Tai Mũi Họng cần cân nhắc đến nhiều yếu tố, như: loại điếc tai mắc phải, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của các tổn thương,… mới kết luận được.
Bị điếc tai có nhiều loại khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điếc tai (mất thính lực) chia làm 3 loại chính, dựa trên nguyên nhân:
- Mất thính lực dẫn truyền.
- Mất thính lực thần kinh cảm giác.
- Mất thính lực hỗn hợp.
Ngoài ra, còn có một số loại mất thính lực khác như:
- Mất thính lực do tuổi tác.
- Mất thính lực do tiếng ồn.
- Mất thính lực đột ngột.
Trong đó, điếc thần kinh giác quan hay mất thính giác thần kinh cảm giác là dạng phổ biến nhất và có nguyên nhân do tổn thương tế bào lông cảm giác trong ốc tai. Mất tế bào lông là kết quả của nhiều yếu tố, gồm tiếp xúc với tiếng ồn, lão hóa, độc tố, nhiễm trùng và tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư.
Mặc dù máy trợ thính và cấy ghép ốc tai điện tử cải thiện phần nào các triệu chứng, nhưng lại không thể chữa khỏi được vì chưa có phương pháp điều trị nào có thể phục hồi thính giác vì tế bào lông thính giác không thể tái sinh sau khi bị mất.
Ngược lại, một số trường hợp mất thính lực dẫn truyền có thể điều trị được bằng các phương pháp như phẫu thuật, nhưng cần đánh giá toàn diện từng tình trạng cụ thể trước khi kết luận bị điếc tai có chữa được không? Riêng đối với điếc tai hỗn hợp, hầu hết các trường hợp chỉ có thể điều trị cải thiện 1 phần thính lực, không thể điều trị khắc phục hoàn toàn.
Ngoài ra, câu hỏi bị điếc tai có chữa được không? thì đối với trường hợp điếc tai do tuổi tác, tiếng ồn thì thường không thể chữa khỏi. Điếc tai do tuổi tác thường do sự lão hóa của các tế bào lông, tế bào thần kinh, ốc tai,… không thể chữa khỏi.
Còn với trường hợp người bệnh mất thính lực do tiếng ồn thường để lại tổn thương vĩnh viễn ở tai, chỉ điều trị khắc phục bằng việc sử dụng các thiết bị trợ thính để cải thiện phần nào khả năng nghe của người bệnh.
Đối với các trường hợp còn lại, mất thính lực đột ngột cần được can thiệp điều trị kịp thời nhưng đôi khi không thể hồi phục hoàn toàn thính lực.
Như vậy, bị điếc tai có chữa được không? có thể tạm kết luận là chữa được nhưng còn tùy trường hợp, cần phải khám và đánh giá tình trạng điếc tai, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng hoặc các tổn thương đối với tai người bệnh sau đó mới kết luận. Không phải tất cả các trường hợp điếc tai chữa được cũng có thể hồi phục 100% thính lực.

Các phương pháp điều trị điếc tai
Hiện có 2 phương pháp điều trị điếc tai được sử dụng rộng rãi: điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Tùy thuộc vào loại điếc tai người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp, cụ thể:
- Mất thính lực dẫn truyền
- Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, như: thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai.
- Phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật tạo hình màng nhĩ, để sửa chữa màng nhĩ bị thủng, phẫu thuật chỉnh sửa cấu trúc tai giữa,…
- Loại bỏ ráy tai hoặc các vật thể khác trong ống tai nếu chúng là nguyên nhân gây mất thính lực. (1)
- Mất thính lực thần kinh cảm giác:
- Bác sĩ thường dùng corticosteroid, để giảm viêm trong các tế bào lông ốc tai.
- Các phương pháp điều trị như máy trợ thính và cấy ốc tai điện tử dùng cho trường hợp hỏng tế bào lông ốc tai.
- Các phương pháp điều trị mất thính lực hỗn hợp: khác nhau tùy theo các vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến tai ngoài, tai giữa hay tai trong.

Xem thêm:
Vì sao nhiều người bị điếc không thể chữa khỏi hoàn toàn?
Mặc dù một số trường hợp bị điếc tai có thể chữa khỏi, tuy nhiên ít khi tình trạng này được chữa khỏi hoàn toàn. Điều này được lý giải do cấu trúc giải phẫu tai phức tạp và nguyên nhân gây điếc tai.
Tai là cơ quan thính giác, luôn ở trạng thái phát hiện và phân tích âm thanh bằng cách truyền tải (chuyển đổi sóng âm thanh thành xung điện) và duy trì cảm giác cân bằng. Tai người chứa các cơ quan cảm giác phục vụ 2 chức năng hoàn toàn khác nhau: thính giác và chức năng cân bằng tư thế cũng như phối hợp các chuyển động của đầu và mắt.
Về mặt giải phẫu, tai có 3 phần có thể phân biệt được: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Cụ thể:
- Tai ngoài bao gồm phần có thể nhìn thấy được gọi là vành tai, nhô ra từ 1 bên đầu và ống tai ngoài, bên trong được đóng lại bởi màng nhĩ. Chức năng của tai ngoài là thu thập sóng âm và dẫn chúng đến màng nhĩ.
- Tai giữa là 1 khoang hẹp chứa đầy không khí trong xương thái dương. Trong tai giữa có chứa 1 chuỗi gồm 3 xương nhỏ – xương búa, xương đe và xương bàn đạp, gọi chung là chuỗi xương con. Chuỗi xương con này dẫn âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong (mê nhĩ).
- Tai trong là 1 hệ thống phức tạp gồm các đường dẫn và khoang chứa đầy chất lỏng nằm sâu bên trong xương thái dương. Tai trong bao gồm 2 đơn vị chức năng: bộ máy tiền đình và ốc tai. Bộ máy tiền đình bao gồm tiền đình và các ống bán khuyên, chứa các cơ quan cảm giác cân bằng tư thế. Ốc tai giống vỏ ốc, chứa cơ quan thính giác. Các cơ quan cảm giác này là đầu mút biệt hóa cao của dây thần kinh sọ thứ VIII, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình ốc tai.
Với cấu tạo phức tạp, bất kỳ tổn thương nào liên quan đến giải phẫu tai đều khó sửa chữa và phục hồi chức năng. Chính vì thế, việc bị điếc tai có chữa được không? bác sĩ luôn cần kiểm tra tình trạng trước khi kết luận và lựa chọn điều trị phù hợp.

Phục hồi chức năng và hỗ trợ giao tiếp cho người bệnh điếc
Các phương pháp phục hồi chức năng và hỗ trợ giao tiếp cho người điếc tai,gồm: sử dụng công nghệ hỗ trợ thính giác hoặc chú thích, ngôn ngữ hình thể hoặc ký hiệu, các buổi đào tạo thính giác để huấn luyện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, biểu cảm trên gương mặt hoặc đọc khẩu hình miệng. Các bước điều chỉnh hành vi để cải thiện thính giác bao gồm:
- Duy trì thực hành thiền hoặc tham gia lớp yoga hàng tuần để hỗ trợ thư giãn và sức khỏe thể chất, giúp người bệnh dễ tập trung hơn.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ nghe (ví dụ: Roger Pen) để có thể nghe và giao tiếp.
- Các bước phòng ngừa, bảo vệ tai khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên trên internet như đào tạo thính giác trực tuyến với các chương trình để cải thiện sức bền trong lắng nghe và khả năng duy trì sự chú ý trong các tình huống lắng nghe khó khăn.
- Luyện tập thính giác dưới sự hướng dẫn trực tiếp với chuyên gia đào tạo thính giác (có thể là giáo viên dạy người khiếm thính hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ/giọng nói).
Sống chung với tình trạng mất thính lực có thể là thách thức, ngay cả khi người bệnh đang được điều trị như sử dụng máy trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, cũng không thể nghe tốt như bình thường. Điếc tai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, người bệnh vẫn có thể cảm thấy chán nản hoặc lo lắng. Nếu vậy, hãy cân nhắc chia sẻ cảm xúc của mình với người thân hoặc bác sĩ điều trị để giải tỏa các cảm xúc chán nản, tiêu cực khi mắc bệnh.

Khám và điều trị điếc tai tại BVĐK Tâm Anh
Khám và điều trị điếc tai tại hệ thống BVĐK Tâm Anh với Trung tâm Tai Mũi Họng và Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7, nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia và các công nghệ điều trị chuyên sâu về thính học, thanh học, tiền đình,… giúp cải thiện chức năng giọng nói, khả năng nghe và cân bằng, điều trị rối loạn tiền đình,…
Có thể nói, Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao, giúp người bệnh nhanh chóng giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến thính lực.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đã giúp giải đáp thắc mắc bị điếc tai có chữa được không? Các phương pháp chữa điếc tai hiện nay là gì? Cuối cùng, việc điều trị điếc tai vẫn cần chẩn đoán tìm ra nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hưởng hoặc tổn thương rồi mới đưa ra kết luận cho từng trường hợp cụ thể.