Khàn tiếng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, cảm cúm… Trong bài viết này, hãy tìm hiểu 7 cách trị khàn tiếng nhanh, phổ biến, hiệu quả qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Minh Tú, trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Cùng Hoatk.com đi tìm hiểu chi tiết.

cách trị khàn tiếng

Đối tượng nào dễ bị khàn tiếng?

Khàn tiếng (hoarseness) là tình trạng giọng nói thay đổi, yếu hoặc rè hơn so với bình thường, một số người dễ gặp tình trạng khàn tiếng gồm:

  • Người mắc các bệnh ảnh hưởng dây thanh quản như: cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản, u thanh quản, ung thư thanh quản…
  • Người có nghề nghiệp cần phải dùng giọng nói với tần suất cao như như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên…
  • Người lớn tuổi, do độ đàn hồi của dây thanh quản giảm, khiến giọng nói khàn hơn.

Khàn tiếng thường xảy ra do dây thanh quản bị kích thích hoặc tổn thương. Khàn tiếng có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm viêm họng, nói quá nhiều, mắc các bệnh về hô hấp… tuy nhiên, khàn tiếng thường tự hết sau một thời gian hoặc sau khi điều trị nguyên nhân gây khàn giọng.

chữa khàn tiếng
Những người có nghề nghiệp thường xuyên dùng giọng nói như giáo viên dễ gặp tình trạng khàn tiếng hơn.

Hướng dẫn cách trị khàn tiếng nhanh và hiệu quả

Cách trị khàn tiếng phụ thuộc vào nguyên nhân, một số tình trạng khàn tiếng có thể không khắc phục được hiệu quả như bẩm sinh hay lão hóa. Dưới đây là một số cách trị khàn tiếng phổ biến:

1. Điều trị khàn tiếng bằng thuốc

Khàn tiếng là triệu chứng của nhiều bệnh vùng tai mũi họng hay hệ hô hấp, dưới đây là một số bệnh và cách điều trị khàn tiếng bằng thuốc phổ biến:

banner khai trương tâm anh quận 8 mb
  • Cảm lạnh: thường do virus, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Triệu chứng phổ biến gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, khàn tiếng, mệt mỏi, sốt… Bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh như thuốc giảm ho, tiêu đờm, hạ sốt, kháng histamin…
  • Viêm họng – viêm amidan: tình trạng viêm họng – viêm amidan có thể do virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng phổ biến gồm đau họng, sốt, nhức đầu, hôi miệng, khàn giọng, mất giọng… Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan nếu tình trạng viêm nặng, tái phát dai dẳng.
  • Trào ngược họng thanh quản: tình trạng trào ngược dịch từ dạ dày lên vùng họng – thanh quản, có thể gặp ở bất kỳ ai. Bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2 kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh rượu bia, cà phê, chất béo, hạn chế căng thẳng… cũng như chú ý đến tư thế nằm.
  • Viêm thanh quản: viêm thanh quản có thể xảy ra do nhiễm trùng hay dùng giọng nói quá nhiều. Triệu chứng phổ biến nhất là thay đổi giọng nói, khàn tiếng, cảm giác vướng ở cổ, sốt, khó nuốt… Bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp giảm ho, làm dịu các triệu chứng bệnh kết hợp uống nhiều nước, xông họng, hạn chế nói chuyện… (1)

2. Cách chữa khàn tiếng tại nhà

Ngoài điều trị bằng thuốc, người gặp tình trạng khàn giọng có thể áp dụng một số cách chữa khàn tiếng tại nhà sau để giảm nhẹ triệu chứng, giúp giọng nói mau phục hồi hơn.

2.1 Uống nhiều nước ấm

Uống nước ấm giúp giữ cho vùng họng thanh quản luôn đủ độ ẩm, hạn chế khô rát. Nước ấm còn giúp làm loãng chất nhầy, giúp giọng nói có thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ấm pha mật ong hoặc chanh để tăng hiệu quả làm dịu và kháng khuẩn vùng họng. (2)

chữa khàn giọng
Uống nước ấm cùng chanh, mật ong hay gừng là cách trị khàn tiếng tại nhà phổ biến, giúp làm dịu và sạch nhẹ nhàng vùng họng.

2.2 Tắm nước ấm

Khi tắm nước ấm, không khí ẩm sẽ làm ấm vùng họng, giảm viêm và tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, giúp giảm triệu chứng khàn tiếng và hỗ trợ giọng nói hồi phục nhanh hơn.

2.3 Dùng nước muối để súc miệng

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn trong cổ họng. Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày giúp giảm viêm, làm sạch vùng họng, giảm khàn tiếng. Súc nước muối thường xuyên còn giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có thể gây khàn tiếng.

2.4 Hạn chế nói chuyện

Khi bị khàn tiếng, người bệnh nên hạn chế nói chuyện, giúp giảm áp lực lên dây thanh quản, ngăn ngừa tình trạng viêm và tổn thương trầm trọng hơn, cho phép dây thanh quản phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.5 Dùng thảo dược để chữa khàn tiếng

Các loại thực phẩm như gừng, mật ong, chanh hoặc cam thảo có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm. Ví dụ, gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng dây thanh quản bị kích thích. Uống trà gừng hoặc nước chanh mật ong ấm hàng ngày có thể hỗ trợ khôi phục giọng nói và làm giảm khàn tiếng.

2.6 Biện pháp điều trị khàn tiếng khác

Ngoài việc tránh hút thuốc lá, giữ ấm cổ họng cũng rất quan trọng để giảm khàn tiếng, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục của dây thanh quản. Tránh các thực phẩm chua cay nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây kích ứng cổ họng và khiến tình trạng khàn tiếng nặng thêm.

Thắc mắc thường gặp

1. Phải mất bao lâu để chữa khỏi tình trạng khàn giọng?

Thời gian chữa khỏi khàn tiếng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Với các trường hợp nhẹ do nói quá nhiều hoặc viêm nhẹ, tình trạng khàn giọng có thể khỏi sau vài ngày khi được nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần, đặc biệt khi không có nguyên nhân rõ ràng, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra.

2. Khàn tiếng có tự khỏi không?

Khàn tiếng có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp, ví dụ do viêm họng nhẹ hoặc dùng dây thanh quản quá mức trong một thời gian ngắn. Hạn chế dùng giọng nói và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như uống nhiều nước ấm sẽ giúp cải thiện tình trạng khàn tiếng. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu xấu đi, cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị kịp thời.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, đau cổ họng kéo dài, ho ra máu, mất giọng hoàn toàn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương dây thanh quản, viêm thanh quản mạn tính hoặc khối u thanh quản.

điều trị khàn tiếng
Thạc sĩ bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Minh Tú đang nội soi tai mũi họng cho khách hàng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

4. Thăm khám khàn giọng ở đâu uy tín hiện nay?

Trung tâm Tai Mũi Họng bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ uy tín điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như vùng tai mũi họng. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị khám và điều trị hiện đại, bệnh viện có để điều trị hiệu quả nhiều nguyên nhân gây khàn giọng như viêm dây thanh quản, viêm amidan – họng, cảm cúm, polyp thanh quản… Ngoài ra, bệnh viện cũng nhiều năm đứng trong top 10 bệnh viện chất lượng nhất do Sở Y tế TP.HCM trực tiếp chấm điểm. Với cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, khách hàng sẽ có trải nghiệm khám và điều trị bệnh hài lòng tại bệnh viện.

Trên đây là 7 cách trị khàn tiếng nhanh, hiệu quả và an toàn. Với mỗi nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị từ nội khoa (thuốc) đến ngoại khoa (phẫu thuật). Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện một số phương pháp như uống nước ấm, giữ ấm cổ, súc miệng với nước muối, hạn chế nói chuyện… để tình trạng khàn tiếng mau hồi phục hơn.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *