Rối loạn tiền đình ngoại biên là thuật ngữ y khoa chỉ những vấn đề về sức khỏe thần kinh như: viêm dây thần kinh, viêm mê đạo, mất tiền đình 2 bên, bệnh Meniere và bệnh tiền đình sau các thủ tục phẫu thuật thính giác. Bài viết này, thạc sĩ, bác sĩ CKII Phạm Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ tư vấn về 6 cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

1. Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Có 3 nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên cần tuân thủ:

  • Thứ nhất: là điều trị các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và nôn.
  • Thứ 2: là điều trị nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Thứ 3: là cải thiện khả năng phục hồi tiền đình bằng các bài tập tiền đình.

2. Dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Dùng thuốc điều trị là cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên giúp kiểm soát các triệu chứng. Thuốc ức chế tiền đình và thuốc chống nôn giúp kiểm soát các triệu chứng cấp tính và các triệu chứng thần kinh tự chủ (ví dụ: chóng mặt và nôn mửa).

Nếu hệ thống tiền đình bị kích thích mạnh, do chuyển động mạnh hoặc do chóng mặt, trung tâm nôn sẽ hoạt động và xảy ra buồn nôn, nôn. Buồn nôn và nôn có thể nghiêm trọng hơn, gây chóng mặt. Do đó, 1 trong những mục tiêu chính của điều trị bằng thuốc là kiểm soát triệu chứng buồn nôn, nôn ói và chóng mặt. Các triệu chứng liên quan khác được gọi là “triệu chứng tự trị” gồm: xanh xao, sưng tấy, tiết nước bọt, tiêu chảy và chướng bụng.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Thuốc ức chế tiền đình có tác dụng giảm cường độ chóng mặt và rung giật nhãn cầu do tình trạng mất cân bằng tiền đình. Điều này làm giảm độ nhạy chuyển động liên quan đến chứng say tàu xe. Thuốc ức chế tiền đình thông thường bao gồm 3 nhóm thuốc chính: thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin và thuốc benzodiazepin. Liều lượng và loại thuốc cụ thể cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. (1)

cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên
Dùng thuốc là cách điều rối loạn tiền đình ngoại biên giúp kiểm soát các triệu chứng

3. Điều trị mất thính giác

Mất thính lực do ảnh hưởng của rối loạn tiền đình ngoại biên có thể được điều trị khắc phục bằng thuốc, các bài tập trị liệu phục hồi chứng năng hoặc sử dụng máy trợ thính. Điều trị bằng mũi tiêm aminoglycoside có thể hiệu quả đối với các trường hợp bị tổn thương thính lực. Tuy nhiên, việc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên cụ thể như thế nào, tùy trường hợp, bác sĩ sẽ có hướng dẫn chi tiết. (3)

4. Vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng tiền đình là 1 loại vật lý trị liệu đã được chứng minh giúp làm giảm chóng mặt, cải thiện thị lực khi cử động đầu, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã ở những người bị suy giảm chức năng tiền đình ngoại biên. Chóng mặt là nguyên nhân chính gây té ngã nên điều quan trọng là phải điều trị vấn đề này.

Các bài tập vật lý trị liệu giúp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:

  • Bài tập Epley, Semont, BBQ Roll, Gufoni, Yacovino…
  • Các bài tập thăng bằng, phối hợp tay mắt và tập luyện thị giác.

Bác sĩ điều trị sẽ giúp lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Duy trì tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe có nguyên nhân do rối loạn tiền đình ngoại biên gây ra.

Thông thường, lịch trình điều trị vật lý trị liệu với người bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên kéo dài cho đến khi các triệu chứng được khắc phục:

  • Trường hợp rối loạn tiền đình ngoại biên nhẹ cần điều trị kéo dài trong 2 – 6 tuần.
  • Trường hợp nặng hơn, quá trình điều trị có thể kéo dài 8 – 12 tuần.

Quá trình điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên bằng các bài tập vật lý trị liệu dừng lại khi:

  • Các mục tiêu chính được đáp ứng hoặc các triệu chứng được giải quyết.
  • Khi các triệu chứng không cải thiện hoặc trầm trọng hơn trong thời gian dài.
  • Người bệnh quyết định dừng điều trị.
cách chữa rối loạn tiền đình ngoại biên
Các bài tập thăng bằng có thể được áp dụng như 1 phần của vật lý trị liệu đối với rối loạn tiền đình ngoại biên

5. Phẫu thuật

Khi các cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên khác không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ xem xét đến phương án phẫu thuật. (3)

Loại phẫu thuật (khắc phục hoặc phá hủy) được thực hiện tùy thuộc vào chẩn đoán và tình trạng thể chất của mỗi người bệnh và mục tiêu điều trị, cụ thể:

  • Mục tiêu của phẫu thuật khắc phục là sửa chữa hoặc ổn định chức năng tai trong.
  • Mục tiêu của phẫu thuật phá hủy là ngăn chặn việc sản xuất thông tin cảm giác hoặc ngăn chặn việc truyền thông tin từ tai trong đến não.

Các loại phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên phổ biến như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ là phẫu thuật được sử dụng cho bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên. Các cơ quan tiền đình ở tai bị cắt bỏ khiến não không còn nhận được tín hiệu từ các bộ phận của tai trong, có nhiệm vụ cảm nhận những thay đổi về trọng lực và chuyển động.
  • Cắt dây thần kinh tiền đình là phẫu thuật phá hủy có thể được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên. Nhánh tiền đình của dây thần kinh tiền đình bị cắt ở 1 bên tai, để ngăn chặn luồng thông tin cân bằng từ tai đó đến não. Sau đó, não có thể bù đắp sự mất đi này bằng cách chỉ sử dụng tai đối diện để duy trì sự cân bằng.
  • Giải áp túi nội bạch huyết là phẫu thuật ổn định được sử dụng cho các trường hợp tràn dịch nội bạch huyết thứ phát, làm giảm áp lực nội bạch huyết trong hệ thống ốc tai và tiền đình. Cắt bỏ u dây thần kinh thính giác để loại bỏ một khối u từ nhánh tiền đình của dây thần kinh tiền đình – ốc tai.
trị rối loạn tiền đình ngoại biên
Phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên được áp dụng khi các điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn

Chế độ dinh dưỡng khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên, người bệnh nên:

  • Kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể: người bệnh nên ăn ít muối, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… vì chúng thường có hàm lượng natri cao. Tốt nhất, người bệnh nên hỏi bác sĩ điều trị về lượng muối mà mình có thể nạp vào cơ thể.
  • Chế độ ăn ít đường: các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ có hàm lượng đường cao có thể gây ra sự dao động về lượng chất lỏng trong cơ thể, làm tăng các triệu chứng tiền đình. Nên cắt giảm 50% lượng đường trong công thức nấu ăn hàng ngày hoặc sử dụng các chất thay thế đường.
  • Hạn chế caffeine: là chất kích thích có thể làm chứng ù tai trầm trọng hơn và làm tăng các triệu chứng khác. Đặc tính lợi tiểu của caffeine cũng gây mất nước tiểu quá nhiều. Chính vì vậy, người bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống thường chứa caffeine bao gồm: sôcôla, cà phê, nước ngọt và trà.
  • Hạn chế rượu bia: vì tiêu thụ bia rượu có thể ảnh hưởng trực tiếp và bất lợi đến tai trong bằng cách thay đổi thể tích và thành phần chất lỏng của tai.
  • Một số loại thuốc: thuốc chứa các chất có thể làm tăng các triệu chứng rối loạn tiền đình như, aspirin có thể làm tăng chứng ù tai; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen gây cản trở cơ chế kiểm soát chất lỏng của cơ thể, gây giữ nước hoặc mất cân bằng điện giải. Một số loại thuốc có chứa caffeine, thuốc kháng axit có thể chứa lượng natri đáng kể. Hỏi bác sĩ điều trị về việc ngừng dùng các loại thuốc này nếu có.
  • Bỏ thuốc lá: nicotin có trong các sản phẩm thuốc lá và một số thuốc hỗ trợ cai thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng, vì nó làm giảm lượng máu cung cấp đến tai trong bằng cách làm co mạch máu, làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nicotine còn là tác nhân gây đau nửa đầu.
chữa rối loạn tiền đình ngoại biên
Người bệnh nên hạn chế caffein trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:

  • Tăng cường các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh căng thẳng bằng cách xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ.
  • Không đọc sách khi ngồi trên ô tô, tàu hỏa.
  • Đối với người có tiền sử bị rối loạn tiền đình ngoại biên không nên ngồi xuống đứng dậy quá nhanh, xoay cổ đột ngột.

Quan trọng hơn hết, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Tai Mũi Họng, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 là địa chỉ khám và điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên uy tín, chất lượng, được người bệnh tin tưởng lựa chọn với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, cùng với sức giúp sức của hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nhanh, điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống Tai – Mũi – Họng.

Thắc mắc thường gặp

1. Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có thể chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có thể chữa khỏi, hạn chế tái phát, biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách bởi bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên khi xuất hiện triệu chứng. Điều này có thể gây khó khăn cho điều trị sau này vì tác dụng phụ của thuốc, điều trị không đúng cách khiến bệnh tiến triển xấu, gây biến chứng khó hoặc không thể khắc phục.

2. Phải mất bao lâu để chữa khỏi rối loạn tiền đình ngoại biên?

Không thể xác định chính xác người bệnh phải mất bao lâu để chữa khỏi rối loạn tiền đình ngoại biên. Tùy theo mức độ ảnh hưởng, triệu chứng, phương pháp và mức độ đáp ứng điều trị,… thời gian này ở mỗi cá nhân có thể khác nhau. Bác sĩ điều trị sẽ trao đổi rõ hơn nếu người bệnh cần được tư vấn về thời gian điều trị.

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết mang lại đã giúp bạn hiểu thêm về các cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên, hiểu được nguyên tắc điều trị, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe tiền đình. Xây dựng lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống khoa học giúp bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều mối đe dọa, trong đó có rối loạn tiền đình ngoại biên.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *