Đau tai là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tai mũi họng tiềm ẩn. Trong nhiều trường hợp, đau tai xuất hiện như một hiện tượng sinh lý thoáng qua và tự khỏi mà không cần can thiệp. Dưới đây là một số cách trị đau tai tại nhà giúp làm giảm triệu chứng khó chịu, để người bệnh có thể nhanh chóng trở lại sinh hoạt, công việc. Cùng Hoatk.com đi tìm hiểu chi tiết.

cách trị đau tai

Đối tượng có nguy cơ bị đau tai

Triệu chứng đau tai có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, song thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, với phần lớn nguyên nhân do nhiễm trùng tai, viêm tai giữa ứ dịch, ngoài ra tình trạng sâu răng, áp xe răng, viêm amidan, viêm VA… cũng có thể kèm theo đau tai ở trẻ.

cách giảm đau tai
Tình trạng đau tai thường phổ biến ở trẻ em.

Ở người lớn, bên cạnh các nguyên nhân đau tai tương tự như trẻ nhỏ, đau tai đôi khi có liên quan đến tính chất nghề nghiệp. Trong đó, người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn như: xưởng máy móc, cơ khí, âm nhạc cường độ âm thanh cao… hoặc thường xuyên chịu tác động của chênh lệch áp suất không khí như thợ lặn, phi công… cũng rất dễ bị đau tai.

Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhiễm trùng tai và thính lực kéo theo triệu chứng đau tai.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Ngoài ra, đau tai cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng chấn thương như thủng màng nhĩ hoặc các chấn thương nghiêm trọng ở khu vực đầu cổ.

Cách trị đau tai hiệu quả tốt

Cách trị đau tai phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây đau tai. Người bị đau tai có thể áp dụng một số cách chữa đau tai tại nhà hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Điều quan trọng là cần phải xác định được nguồn gốc cơn đau để có phương hướng khắc phục hiệu quả.

1. Điều trị nội khoa

chữa đau tai
Người bệnh được nội soi tai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Một trong những biện pháp ban đầu giúp chữa đau tai nhanh chóng là sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen, các loại có thể được sử dụng như một cách giảm đau tai và hạ sốt.

Nếu cơn đau tai xuất phát từ trình trạng nhiễm trùng tai do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho người bệnh. Người bệnh dùng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo liều lượng kê đơn của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc bỏ liều ngay cả khi đã thuyên giảm.

2. Điều trị ngoại khoa

Nếu việc chữa đau tai bằng điều trị nội khoa không đáp ứng, tình trạng đau tai kéo dài, người bệnh có thể được can thiệp bằng các thủ thuật ngoại khoa tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau tai

Trước khi lên phương án điều trị và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, bác sĩ cần xem xét bệnh sử và thăm khám thực thể, đo nhĩ lượng kết hợp nội soi và xem xét thêm các kiểm tra cận lâm sàng liên quan khác. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.

Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào bản chất của nhiễm trùng, tổn thương bên trong tai hoặc các khu vực lân cận. Các thủ thuật như phẫu thuật vá màng nhĩ, phẫu thuật xương chũm hoặc đặt ống thông vòi nhĩ thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh đau tai liên quan đến nhiễm trùng tai với các triệu chứng tái phát thường xuyên và không khỏi sau nhiều đợt sử dụng kháng sinh.

3. Cách hỗ trợ chữa đau tai tại nhà

Trong trường hợp đau tai nhẹ, chưa đến mức nghiêm trọng phải can thiệp y tế, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách hỗ trợ chữa đau tai tại nhà nhằm giúp giảm đau nhức tai.

3.1 Chườm nóng

Sử dụng đệm sưởi, khăn ấm hoặc chai nước ấm chườm lên tai bị đau trong khoảng 20 phút. Nhiệt độ ấm nhẹ có thể làm dịu cơn đau, giúp các cơ xung quanh ống tai thư giãn và cải thiện lưu thông máu cho tai tốt hơn. Đây là một trong những cách giảm đau tai hiệu quả, dễ thực hiện. Khi chườm nóng hãy đảm bảo nhiệt độ không quá nóng, tránh bị bỏng tai. Nếu việc chườm nóng mang lại chuyển biến tốt, hãy lặp lại cách giảm đau này trong ngày.

3.2 Chườm lạnh

Nếu chườm nóng giúp cải thiện lưu thông máu, chườm lạnh cũng mang lại hiệu quả trong việc giúp giảm sưng đau, chữa đau tai. Đặt một túi chườm lạnh lên khu vực tai trong 20-30 phút sẽ giúp làm tê cơn đau và giảm tình trạng viêm tiềm ẩn gây ra đau tai. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh có thể thử xen kẽ chườm lạnh và chườm ấm sau mỗi 30 phút để tận dụng lợi ích của cả hai. Cần lưu ý khăn hoặc túi chườm lạnh và chườm nóng cần được giữ sạch, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào tai. (1)

3.3 Dùng thuốc nhỏ tai

Thuốc nhỏ tai dùng trong điều trị đau tai tại nhà thường là thuốc không kê đơn, có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau tại chỗ, đặc biệt là khi đau tai do nhiễm trùng. Ngoài ra sau khi thăm khám, bác sĩ cũng có thể kê đơn cho người bệnh thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh bên cạnh thuốc sử dụng theo đường uống, người bệnh dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh cần tuân thủ theo liều lượng được chỉ định.

Cần lưu ý không phải mọi trường hợp đều có thể sử dụng thuốc nhỏ tai trị đau tai, đặc biệt là người bị đau tai do thủng màng nhĩ hoặc từng phẫu thuật tai. Do đó, tốt nhất người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này để chữa đau tai.

3.4 Massage

điều trị đau tai
Liệu pháp massage có thể làm giảm triệu chứng đau tai.

Liệu pháp massage cũng là một trong những cách giảm đau tai hiệu quả có thể áp dụng tại nhà cho người bệnh. Hoạt động xoa bóp nhẹ nhàng quanh khu vực tai bị đau và cách vùng xung quanh như cơ hàm sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến vùng bị viêm và mang lại hiệu quả giảm đau tai.

Trước hết hãy bắt đầu bằng việc xoa bóp nhẹ phía sau tai và cổ, sau đó ấn nhẹ, từ từ hướng xuống và di chuyển về phía trước tai, trong lúc xoa bóp có thể tác động vào các huyệt sau tai, thái dương, gáy để giúp người bệnh thư giãn. Hiệu quả từ massage có thể giúp dẫn lưu chất lỏng dư thừa ra khỏi tai và ngăn ngừa cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

3.5 Giảm bớt sự tập trung vào cơn đau

Bên cạnh tìm kiếm những cách trị đau tai, người bệnh cũng cần “phớt lờ” cơn đau, để “quên” tình trạng đau tai đang mắc phải. Việc thư giãn bằng cách đi dạo, tản bộ ngoài trời, tập thể dục sẽ giúp giảm bớt sự tập trung vào cơn đau, từ đó bớt bị ám ảnh về những phiền toái của tình trạng này.

3.6 Ngủ trong tư thế nâng cao đầu

Nếu tình trạng đau tai khiến bạn khó ngủ, hãy thử nằm ngửa và kê cao gối khi ngủ nhằm làm giảm áp lực và sự khó chịu ở tai bị đau. Tư thế này có thể là một cách giảm đau tai và giúp dịch chảy ra khỏi tai. Bạn lưu ý điều chỉnh độ cao gối phù hợp thoải mái cho giấc ngủ, tránh gây đau cổ, trẹo cổ sau khi thức dậy.

3.7 Nhai kẹo cao su

Một trong những lý do gây nên cơn đau tai có thể đến từ sự mất cân bằng áp suất khi ống Eustachian (đường dẫn từ tai giữa đến phía sau khoang mũi và cổ họng có nhiệm vụ điều chỉnh áp lực của tai và thải các chất dư thừa từ tai giữa xuống cổ họng) bị chịu áp lực dẫn đến đóng mở không hợp lý. Tình trạng này thường xảy ra với các hành khách ngồi trên máy bay lúc máy bay cất và hạ cánh. Cách giảm đau tai đơn giản và nhanh chóng cho tình huống này là nhai một ít kẹo cao su để làm thông và giảm áp lực cho tai.

3.8 Thực hiện các bài tập cổ

Không phải mọi trường hợp đau tai đều do các bất thường bên trong tai. Triệu chứng này có thể bắt nguồn từ rối loạn khớp thái dương hàm hoặc đau cổ. Khi đó một số bài tập thư giãn đầu cổ và cơ hàm có thể là cách giảm đau tai hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện tại nhà với các động tác đơn giản như:

  • Nâng vai lên xuống như thể bạn đang nhún vai. Lặp lại 10 lần.
  • Nhẹ nhàng mở miệng rộng nhất có thể mà không đau. Giữ nguyên trong 5 nhịp thở chậm, sau đó ngậm miệng lại và thư giãn hàm. Lặp lại 10 lần.
  • Xoay đầu chậm rãi theo hình tròn. Lặp lại theo hướng ngược lại.
  • Nghiêng đầu sang một bên và giữ trong 30-60 giây. Sau đó nghiêng theo hướng ngược lại.

3.9 Trị liệu thần kinh cột sống

Đau tai có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó có thể là các rối loạn cơ xương liên quan đến cột sống cổ và các cơ liên quan tai. Trường hợp này việc điều trị bằng các liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống, nắn chỉnh xương và tập thể dục có thể mang lại những hiệu quả nhất định.

Quyết định áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để giảm đau tai thường căn cứ vào tình trạng rối loạn chức năng khớp đau ở các mức độ liên quan đến đau tai và sự dịch chuyển cơ đau từ cột sống cổ. Kỹ thuật này cần được thực hiện bởi chuyên gia được đào tạo bài bản, không nên tự ý nắn chỉnh tại nhà. Đồng thời người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tai mũi họng để có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai chuyên khoa. (2)

3.10 Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Đau tai cũng thường xảy ra sau khi cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp. Các bệnh truyền nhiễm có thể gây kích ứng ống tai, gây sưng và tích tụ dịch trong tai. Vì vậy, việc kiểm soát các triệu chứng ho và cảm lạnh có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau tai. Khi bị cảm lạnh việc cần làm là chăm sóc và làm giảm nhẹ các triệu chứng, đặc biệt cần bổ sung lượng nước đầy đủ theo thể trạng. Điều này cũng giúp làm giảm các triệu chứng như sưng và tích tụ dịch trong tai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ khi triệu chứng đau tai không tự khỏi sau 3 ngày hoặc có các dấu hiệu tăng nặng.

trị đau nhức lỗ tai

Đau tai thường tự khỏi sau vài ngày chăm sóc, tuy nhiên, cần theo dõi và lưu ý với những dấu hiệu tăng nặng. Người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám khi tình trạng đau tai dai dẳng không khỏi dù đã sử dụng các phương pháp hỗ trợ như dùng thuốc giảm đau hạ sốt kèm theo sốt cao, đau đầu hoặc chóng mặt; chảy mủ hoặc có máu trong tai; cảm giác có dị vật trong tai; sưng sau tai; không thể cử động cổ, cơ mặt…

Những thắc mắc thường gặp

1. Đau tai có thể tự khỏi không?

Các cơn đau tai bất chợt hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn có thể tự khỏi nhanh chóng mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Đau tai do viêm tai giữa bởi tác nguyên nhân virus, nếu không có biến chứng nghiêm trọng thường cũng có thể tự khỏi, việc cần làm là theo dõi và chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng, giảm đau, hạ sốt.

2. Đau tai thường kéo dài bao lâu?

Thời gian đau tai kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau. Các cơn đau bất chợt có thể xuất hiện và nhanh chóng biến mất sau đó. Đau tai do nguyên nhân nhiễm trùng tai có thể khỏi sau 2-3 ngày. Một số trường hợp đau tai cần điều trị chuyên sâu có thể hồi phục sau khi được can thiệp.

3. Nên điều trị đau tai ở đâu tốt?

Khi có triệu chứng đau tai, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Trung tâm Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị uy tín với chất lượng chuyên môn hàng đầu với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng, điều trị chuyên sâu, toàn diện các bệnh về tai bao gồm đau tai từ các nguyên nhân nhiễm trùng, chấn thương hoặc vấn đề về họng, mũi, xoang, hàm…

Để đặt lịch khám và điều trị đau tai và các bệnh lý tai mũi họng với các chuyên gia Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Đau tai có thể là một phản ứng sinh lý bất chợt hoặc là dấu hiệu của bệnh lý tai mũi họng. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng phổ biến hơn trẻ em. Một số vấn đề về tai có thể gây đau tai như nhiễm trùng tai trong, viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài, tắc nghẽn hoặc tích tụ ráy tai; các vấn đề về răng hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ)… Đau tai cũng có thể do chấn thương và một số nguyên nhân khách quan khác.

Tình trạng đau tai có thể tự khỏi hoặc người bệnh có thể tìm cách hỗ trợ trị đau tai tại nhà như thuốc giảm đau không kê đơn, massage, chườm ấm… Tuy nhiên, không phải trường hợp đau tai nào cũng có thể tự khỏi, do đó tốt nhất người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *